CSGT đạp ngã xe người vi phạm: Quyền của CSGT khi tuần tra giao thông tới đâu?
Nhiều học sinh vô cùng hào hứng và thích thú khi trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn, đa dạng tại các gian hàng đến từ hơn 50 trường ĐH, CĐ và và cơ sở giáo dục trong ngày hội khai mạc chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai vào ngày 15.2.Nhiều trường còn đem đến các mô hình robot được thiết kế công phu để thu hút sự chú ý và khuyến khích học sinh tiếp cận trải nghiệm thực tế nhằm tăng thêm phần hứng thú đối với các ngành học có liên quan đến công nghệ bán dẫn, công nghệ AI... Bước sang năm thứ 27, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp tục diễn ra tại 12 tỉnh, thành trên cả nước, mang đến không gian kết nối trực tiếp và hiệu quả nhất giữa học sinh và các trường ĐH, CĐ.Vụ án Khu liên hợp Mỹ Đình phải đền bù gần 12 tỉ đồng: Tòa xét xử phúc thẩm
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Đang kinh doanh thuận lợi, 'đùng một cái' bị… lấy lại mặt bằng
Ngày 6.2, ghi nhận của PV Thanh Niên tại công viên nước hồ Thủy Thiên (P.Thủy Bằng, Q.Thuận Hóa, TP.Huế), nơi đây đã được chỉnh trang nhiều hạng mục, cảnh quan khang trang, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan.Khác với vẻ ma mị, hoang phế trước đây, công viên nước hồ Thủy Tiên đã được khoác lên mình diện mạo mới với tuyến đường lát đá chạy dài bao bọc hồ nước thơ mộng. Tại khu vực con rồng khổng lồ, những mảng kính vỡ, cỏ dại cũng được làm vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ.Anh Lê Văn Thái (35 tuổi, trú P.Thuận An, Q.Thuận Hóa, TP.Huế) bày tỏ sự bất ngờ bởi sự khang trang, thơ mộng của công viên ma mị này sau nhiều năm quay trở lại. "Không gian môi trường ở đây rất sạch sẽ, đường sá chỉnh trang đẹp, gọn gàng. Mặt hồ xanh mướt, 2 tuyến đường đi bộ lát đá khang trang, điện đường thắp sáng sẽ biến nơi đây thành điểm đến lý tưởng trong gian tới", anh Thái nói.Đó là thành quả của dự án chỉnh trang công viên hồ Thủy Tiên, do Trung tâm công viên cây xanh Thừa Thiên - Huế (nay là Trung tâm công viên cây xanh Q.Thuận Hóa) làm chủ đầu tư.Dự án được khởi công từ tháng 8.2024, với giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư khoảng 20 tỉ đồng. Đến nay, toàn bộ các tuyến đường tại công viên dài hơn 2 km đã được lát đá chống trượt khang trang. Ngoài ra, dự án còn lắp thêm hệ thống chiếu sáng với 68 cây đèn trên đường phục vụ du khách đi dạo vào ban đêm, đầu tư hệ thống thoát và cấp nước…Ông Dương Quang Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, tính đến thời điểm này khối lượng thi công dự án đạt khoảng 75%. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, giai đoạn 2 của dự án sẽ tiếp tục đầu tư các hạng mục quanh con rồng đá, với tổng mức kinh phí thêm gần 14 tỉ đồng. Hiện, đơn vị này đang tiếp tục khảo sát vị trí để lên phương án xây dựng điểm dịch vụ cắm trại, dã ngoại, cho thuê xe đạp... tại hồ Thủy Thiên. Biến nơi đây trở thành điểm du ngoạn lý tưởng.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho rằng, việc tái khởi động đầu tư vào công viên hồ Thủy Tiên ngoài mục đích phục vụ cộng đồng, còn để cải thiện cảnh quan khu vực này, nâng cấp thêm những chức năng mới mang tính đột phá cho hồ Thủy Tiên, là động lực để thu hút khách du lịch đến Huế.Công viên nước hồ Thủy Tiên được đầu tư xây dựng từ năm 2004, trên diện tích khoảng 20 ha đất thuộc P.Thủy Bằng (Q.Thuận Hóa, TP.Huế) với mục tiêu biến nơi đây thành điểm vui chơi, giải trí hiện đại với tổng kinh phí hơn 70 tỉ đồng. Tuy nhiên, do đầu tư dang dở nên nơi đây không thể đi vào hoạt động, bị bỏ hoang suốt nhiều năm. Cũng nhờ sự ma mị khiến công viên này trở nên tò mò hơn với du khách, đặc biệt các du khách nước ngoài. Năm 2016, địa chỉ này bất ngờ xuất hiện trên những tờ báo nổi tiếng như Huffington Post của Mỹ; tờ báo của kênh truyền hình Mỹ CNN đưa hồ vào danh sách 10 công viên giải trí nổi tiếng thế giới đẹp mê hồn, nhưng đã bị "đóng cửa mãi mãi"... Hồ Thủy Tiên cũng xuất hiện trên các MV ca nhạc quốc tế và cũng là địa chỉ "check-in" được coi là "không thể bỏ lỡ" của nhiều du khách nước ngoài khi đến Huế.
Đây là lần đầu tiên CLB phóng viên thể thao TP.HCM (trực thuộc Hội nhà báo TP.HCM) tổ chức giải pickleball nhằm tạo sân chơi vui, khỏe cho các VĐV là phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí, các khách mời...Giải đấu diễn ra với 3 nội dung gồm đôi nam khách mời (8 đôi), đôi nam phóng viên (16 đôi) và đôi nữ (8 đôi). Đáng chú ý ở nội dung khách mời có diễn viên Huy Khánh vốn rất đam mê môn thể thao đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Anh đứng cặp với diễn viên Thái Chí Hùng thi đấu đầy ăn ý, đánh bại hàng loạt các đối thủ, giành quyền vào chung kết. Tuy nhiên Huy Khánh đánh hài lòng với chiếc cúp bạc bởi đôi Xuân Cường/Lý Chánh (HTV) thi đấu hiệu quả hơn và lên ngôi vô địch. Cũng ở nội dung khách mời, 4 đôi không giành vé vào bán kết được xuống chơi "serie B". Cuộc đua giành ngôi vô địch serie B cũng hấp dẫn không kém. Nỗ lực của Đình Phú/Võ Hoàng Sơn (Báo Thanh Niên) giúp cặp đôi này giành ngôi vô địch. Ở nội dung đôi nam phóng viên, 2 đôi xếp nhì ở vòng đấu bảng là Ngọc Quảng/Lê Tuấn (Báo Công an TP.HCM), Phú Trường/Xuân Vy (HTV) bất ngờ giành chiến thắng ở bán kết. Ở chung kết, đôi Phú Trường/Xuân Vy đồng đều hơn đã giành chiến thắng để lên ngôi vô địch. Đồng hạng ba là đôi Trần Thành/Đức Thuận (VTV), Độc Lập/Hoàng Quỳnh (Báo Thanh Niên). Ở nội dung đôi nữ, Phan Thương/Lệ Thu (Báo Thanh Niên) xuất sắc giành quyền vào chung kết chạm trán đôi Mỹ Duyên/Ngọc Uyên. Trước đối thủ mạnh hơn, đôi Phan Thương/Lệ Thu không thể gây bất ngờ nên giành ngôi á quân. Giải pickleball CLB phóng viên thể thao nằm trong chuỗi sự kiện thể thao Ngày hội mừng xuân 2025 do CLB phóng viên thể thao TP.HCM tổ chức. Các môn khác như bóng đá, bắn súng, cầu lông, billiards sẽ diễn ra trong những ngày tới.
Mường Khương: Phát triển làm đường giao thông nông thôn
Đầm sen có diện tích khoảng 3 hecta, được chia làm 2 hồ lớn, hoa nở xen kẽ. Chị Nguyễn Kim Ngọc, chủ hồ này cho biết gia đình bắt đầu trồng sen cách đây 7 năm để làm điểm vui chơi sinh thái. Khách có thể chụp ảnh, câu cá giải trí và thưởng thức các món ăn đồng quê được chế biến từ sen. Ngoài ra, gia đình chị Ngọc còn lót ván, cầu gỗ để mọi người đi bộ, chụp ảnh ở nhiều vị trí khác nhau. Giữa hồ sen là những mái nhà tranh, lu nước được dựng lên làm tiểu cảnh cho khách thỏa thích tạo dáng, check-in với áo dài, bà ba hoặc tứ thân.